Người Hà Nội “đỏ lửa” trên vỉa hè với nồi bánh chưng đón Tết
Thay vì mua sẵn nhiều gia đình tại Hà Nội vẫn giữ thói quen truyền thống đó là gói những chiếc bánh chưng để đón Tết.
Trong cuộc sống hối hả, tất bật của thị thành, rất nhiều người Hà Nội vẫn giữ được thói quen gói những chiếc bánh chưng ăn Tết. Với họ không khí Tết sẽ không trọn vẹn nếu đi thiếu những công việc như mua lá rong, đãi gạo, đồ đỗ, tấm ướp thịt... đưa chiếc bánh hình vuông vào nồi.Vì muốn giữa hình ảnh truyền thống nhiều gia đình tại Hà Nội vẫn giữ nếp xưa là cùng nhau ngồi gói bánh chưng, canh bếp lửa rồi quây quần bên mâm cơm tất niên.Trong tâm khảm của nhiều người, Tết mà không tự tay gói và luộc bánh chưng thì "kém vị". Chính vì vậy, họ vẫn giữ nếp cũ mà các cụ để lại để giữ cái nét cho con cháu mình.Trong khi dòng người lũ lượt về quê, vượt hàng trăm ngàn cây số để cùng gia đình xum vầy thì ở những vỉa hè, bờ sông, con kênh hoặc ngỏ hẻm sâu hun hút ở Hà Nội, trước của những gia đình vẫn đỏ lửa với nồi bánh chưng chuẩn bị cho Tết Nhâm Dần.Bên nồi bánh chưng vô vàn những câu chuyện được những người thân trong gia đình nói với nhau, họ hỏi nhau về năm qua, tìm phương hướng cho năm mới... để "giết thời gian".Đến hẹn lại lên, chú Sơn (61 tuổi sống ở 392 Khương Đình) bắc nồi bánh chưng bên vỉa hè khu phố Khương Đình.Nồi bánh chưng của chú Sơn làm chủ yếu phục vụ người thân, gia đình, hàng xóm xung quanh khu nhà.Để chuẩn bị cho nồi bánh chưng của nhà mình, bên cạnh bánh do vợ và các con gói, chú Sơn còn rất cầu kì chuẩn bị về củi.Chú Sơn cho biết để có củi đun bánh chưng, gia đình phải chuẩn bị tích trữ từ trước đó rất lâu. Chủ yếu là nhặt những đồ người ta bỏ đi, nhiều người quý cũng mang ra cho.Chia sẻ với PV Tri Thức & Cuộc Sống, chú Sơn cho hay: "Sau 12 tiếng mới có thể vớt bánh, coi như là thức trắng đêm, chưa kể phải liên tục tiếp nước để bánh chưng chín đều. Mỗi một đêm tôi nấu được khoảng 170 cái, năm nay lượng bánh chưng tôi làm gấp đôi năm ngoái do nhu cầu tăng cao nên mất khoảng 3 đêm mới xong".Chăm chút cho nồi bánh chưng nhà mình, ngoài việc để ý tới nước trong nồi, chú Sơn còn phải để mắt tới việc thêm củi vào bếp để đủ nhiệt cho bánh chín đều và xanh.Dù sự phát triển của xã hội từng phút, từng giây nhưng trong từng nếp nhà ở Hà Nội vẫn có những người âm thầm giữ lại nét xưa để truyền lại cho con cháu. Thấy nồi bánh chưng là thấy Tết.
Ngày cao điểm, cơ sở sản xuất bánh chưng ở làng Tranh Khúc (Hà Nội) tiêu thụ hết 7 tạ thịt lợn, hơn 2 tấn gạo... để làm bánh chưng phục vụ Tết Nhâm Dần 2022.
Cuối năm thường là lần quét sạch nhất và toàn diện nhất trong một năm của hầu hết các gia đình. Làm thế nào có thể tiết kiệm thời gian và công sức cho lần dọn dẹp này? Dưới đây là một số mẹo đơn giản và tiết kiệm “nhân công” để dọn dẹp tại nhà.
Có thể bạn chưa biết, việc bày mâm ngũ quả xuất phát từ lý thuyết về ngũ hành: thủy – hỏa – mộc – kim – thổ những yếu tố tạo nên vũ trụ và sự vận hành của nó.
3 cách làm mứt bí đỏ dẻo ngọt thơm ngon trong bài viết giới thiệu dưới đây sẽ là gợi ý tuyệt vời cho bạn muốn tìm kiếm công thức làm mứt mới lại, sáng tạo dịp Tết sắp tới này.
Cơ quan Bảo hiểm xã hội giải đáp thắc mắc của bạn đọc liên quan đến cách tính lương hưu khi vừa làm việc cơ quan nhà nước và vừa làm việc ở doanh nghiệp.
Phá lấu vốn là món ăn đặc sản mà nhiều người đã từng thưởng thức qua, tuy nhiên cách làm Phá lấu sao cho ngon, sạch sẽ mà không bị đắng như ngoài hàng thì không phải ai cũng biết.
Cà ri gà là món ăn được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và vô cùng “bắt cơm”, tuy nhiên cách làm Cà ri gà sao cho thơm ngon, đậm đà thì phải có những bí quyết riêng mà không phải ai cũng biết.